Tìm hiểu nguyên nhân gây ra đất nhiễm chua trong canh tác

Trong gieo trồng canh tác nông nghiệp, đất nhiễm chua là một thực trạng thường gặp và phổ biến. Vấn đề thay đổi tính chất đất trồng này ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến sức khỏe của cây trồng. Song làm giảm sút chất lượng và sản lượng của nông sản. Mà để đưa ra được những biện pháp canh tác, cải tạo đất trồng hiệu quả, nhà vườn cần hiểu rõ những đặc điểm đất. Quan trọng hơn hết đó là tìm hiểu nguyên nhân gây ra đất nhiễm chua là gì? Vậy nếu bạn quan tâm về chủ đề này, cùng theo dõi bài viết của Bancongxanh.com hôm nay nhé.

Giới thiệu đôi nét cơ bản về đất nhiễm chua trong canh tác

Trước khi đến với những nguyên nhân gây ra đất nhiễm chua, nhà vườn cần biết được khái niệm đất chua là gì. Thực tế có nhiều cách định nghĩa đất trồng khác nhau. Đất chua cũng là một hiện tượng mà đất trồng bị thay đổi các đặc điểm, tính chất hóa học cơ bản trong quá trình nhà vườn gieo trồng, canh tác.

Bạn Đang Xem: Tìm hiểu nguyên nhân gây ra đất nhiễm chua trong canh tác

Cụ thể, trong quá trình bà con làm vườn thì cây trồng sẽ hút nguồn dưỡng chất từ đất trồng. Tiêu biểu đó là những chất như là N, P, K, magie hay canxi,.. Nếu trong khoảng thời gian lâu dài, đất trồng không được tác động, không được cải tạo thì các chất kiềm sẽ mất dần đi. Sau đó, đất trở nên chua hơn và có xu hướng bị dư thừa axit.

Song, tình trạng đất nhiễm chua cũng có thể được giải thích theo cách khác. Nguyên nhân đó là do kết cấu của đất trồng là đất nhẹ, đất pha cát. Những loại đất này đều rất dễ bị rửa trôi trong tự nhiên. Mặt khác, xuyên suốt quá trình gieo trồng, phụ thuộc vào thái độ canh tác của con người mà quyết định sức khỏe của đất. Nhất là việc sử dụng các sản phẩm phân bón hóa học, thuốc trừ sâu độc hại,…

Độ pH của đất nhiễm chua là bao nhiêu?

Tìm hiểu nguyên nhân gây ra đất nhiễm chua trong canh tác 2

Bà con nhà vườn thường đánh giá đất trồng, so sánh đất trồng thông qua độ pH. Sẽ có các loại dụng cụ đo đạc độ pH một cách đơn giản và chính xác. Với đất nhiễm chua, độ pH thường rơi vào khoảng dưới mức 6.5.

Xem Thêm : Trồng cây không cần đất, bạn đã thử chưa?

Kiểu đất trồng này đặc biệt có tính axit cao. Đồng thời, nồng độ của các chất như là Al, Mn và ion sắt gia tăng mạnh. Một loạt các chất như là magie, canxi, P, K bị mất, bị rửa trôi hay là rơi vào tình trạng khó hòa tan.

Tìm hiểu nguyên nhân gây ra đất nhiễm chua trong canh tác nông nghiệp

Thực trạng đất trồng canh tác ở Việt Nam, đa phần độ pH mà bà con nhà vườn đo được ra rơi vào khoảng từ chua nhẹ cho đến chua. Thông qua tìm hiểu và phân tích, thường có 4 nguyên nhân gây ra đất nhiễm chua trong canh tác nông nghiệp cơ bản.  Nắm được những nguyên nhân chủ yếu này sẽ phần nào giúp nhà vườn tìm được biện pháp cải tạo hiệu quả. Từ đó khai thác tối đa tiềm năng đất trồng, thúc đẩy năng suất, chất lượng nông sản.

Cụ thể bạn có thể tham khảo 4 nguyên nhân như sau.

Đất nhiễm chua do rửa trôi

Nguyên nhân gây ra đất nhiễm chua đầu tiên đáng để kể đến đó là do bị rửa trôi. Điều này thường xảy ra bởi nước mưa axit hay hoạt động tưới tiêu dư thừa của con người. Nước sẽ mang đi phần lớn các chất dinh dưỡng dạng hòa tan. Mà trong đó nhiều nhất là các chất kiềm. Tiêu biểu đó là Magiê, Canxi hay Kali,…

Những chất này có xu hướng di chuyển về xuống tầng đất sâu, chảy ra ao hồ, sông suối. Và thế cho nên làm cho đất trồng bị mất đi tính chất kiềm và trở nên chua hơn. Nguyên nhân mà mưa axit được hình thành là do nguồn không khí bị ô nhiễm vì chứa nhiều chất CO2 hay SO2,…

Đất nhiễm chua do bón phân khoáng gốc axit

Hoạt động bón phân của bà con làm vườn cũng có thể gây ra thực trạng đất nhiễm chua. Bởi lẽ đó là các phân bón dạng khoác gốc axit. Ví dụ điển hình như là clorua kali, sunfat amôn, sunfat kali hay suppe lân,..

Xem Thêm : Chăm sóc cây Quất sau tết như thế nào cho đúng cách?

Trong quá trình cây trồng hút các cation như là K+, Ca2+ hay Mg+ thì chúng sẽ nhả ra H+ vào đất. Điều này nhằm mục đính cân bằng điện tích. Khi gốc H+ kết hợp cùng những gốc muối như Clorua và Sunfat thì dẫn đến hiện tượng các axit được tạo thành và gây chua đất canh tác. Việc nông dân sử dụng, lạm dụng phân bón vô cơ không chỉ gây ra thực trạng nhiễm chua đất nghiêm trọng. Mà đặc biệt còn khiến cho đất trở nên chai cứng qua từng năm.

Đất nhiễm chua do phân giải chất hữu cơ

Đất trồng nhiễm chua còn do sự phân giải những chất hữu cơ thải nhiều axit. Những axit này có thể là axit cacbonic, axit sunfuric, axit nitric hay axit axetic,… Chúng đều khiến cho đất trồng trở nên bị chua hơn. Nhất là đối với phân chuồng, phân bón hữu cơ tự nhiên nhưng chưa qua quá trình ủ hoai, ủ chính. Mặc dù nhiều dưỡng chất nhưng không an toàn, đồng thời còn gây chua đất nông nghiệp.

Đất nhiễm chua do thuốc trừ cỏ

Một thực trạng đáng buồn khiến đất nhiễm chua đó là việc sử dụng các sản phẩm thuốc trừ cỏ, thuốc trị nấm, thuốc diệt côn trùng , tuyến trùng chứa gốc Sunlphur. Một số sản phẩm thuốc trừ cỏ nên tránh như là Parawat, Glyphosate,…. Khi phun thuốc qua lá hoặc là tưới gốc thì đều khiến cho độ pH của đất trồng giảm đi một cách trầm trọng, nhanh chóng. Vì vậy, hãy hạn chế và tiết chế sử dụng đến mức tối đa có thể trong làm vườn.

Phần kết

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Bancongxanh.com về nguyên nhân gây ra đất nhiễm chua trong canh tác. Nhìn chung, vấn đề này hoàn toàn có thể xử lý, giải quyết tốt nếu bà con hiểu rõ nguyên nhân, đưa ra biện pháp phù hợp, hiệu quả. Hi vọng rằng thông tin trong bài viết sẽ giúp chúng ta canh tác đất trồng một cách khoa học, hợp lý. Xin cám ơn!

Xem thêm:

Top 5 các biện pháp cải tạo đất nhiễm chua hiệu quả cho nhà vườn


Tham khảo: bancongxanh.com

Nguồn: https://tradathudo.com
Danh mục: Làm Vườn

Related Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *