Tìm hiểu chung về hạt giống dưa leo

Dưa leo là một trong những loại rau ặn quả phổ biến nhất hiện nay. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp dưa leo trên bàn ăn của nhiều gia đình. Bên cạnh những công dụng về mặt dinh dưỡng và thực phẩm, dưa leo còn thứ “mỹ phẩm” làm đẹp cho các chị em phụ nữ. Với nhiều công dụng và hiệu quả như vậy trong cuộc sống, vậy thì không lý do gì mà các bạn lại không trồng dưa leo ngay tại chính ngôi nhà mình. Và Trà Đá Thủ Đô ở đây ngày hôm nay để chia sẻ cho các bạn các thông tin hữu ích về dưa leo và địa chỉ mua hạt giống dưa leo. Mong rằng công cuộc trồng dưa leo của các bạn trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Dưa leo trên thế giời và ở Việt Nam

Tìm hiểu chung về hạt giống dưa leo 1

Bạn Đang Xem: Tìm hiểu chung về hạt giống dưa leo

Dưa leo (hay còn có tên gọi khác là dưa chuột) là một giống cây trồng thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae). Dưa leo có tên khoa học là Cucumis sativus. Tên tiếng anh là Cucumber. Là một trong những loại rau ăn quả phổ biến và có tính thương mại quan trọng nhất thế giới. Dưa leo còn là một trong những loại cây trồng lâu đời và là thực phẩm chính của nhiều quốc gia. Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Mỹ, Hà Lan, Tây Ban Nha, Ai Cập, Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ là những nước dẫn đầu về diện tích gieo trồng dưa leo và sản lượng.

Dưa leo được trồng rãi ở phạm vi cả nước ta. Tại Việt Nam các tỉnh thành trồng nhiều dưa leo tập trung chủ yếu ở miền Nam. Tây Ninh, Đồng Nai, Tiền Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang, Nam Định, Thanh Hóa là các tỉnh dẫn đầu về sản lượng dưa leo trồng được. Tính đến năm 2012, diện tích trồng dưa leo ở Việt Nam là 140.000Ha.

Xem thêm: Top 5 loại sâu hại rau phổ biến mà bạn nên biết

Đặc điểm sinh thái học của dưa leo

Tìm hiểu chung về hạt giống dưa leo 2

Dưa leo thuộc nhóm cây ưa nhiệt. Nhiệt độ ban ngày thích hợp cho dưa leo sinh trưởng là khoảng 30 độ C. Nhiệt độ thích hợp ban đêm rơi vào khoảng từ 18 độ C đến 21 độ C. Dưa leo là loài có phản ứng với độ dài ban ngày khác nhau tùy theo từng giống. Thông thường với thời gian ban ngày ngắn sẽ kích thích cây ra lá và trái hơn. Vì vậy, dưa leo thường được trồng ở vùng đồng bằng. Do dưa leo thích hợp hơn với điều kiện tại đây. Cho phép dưa leo ra hoa quả quanh năm.

Bên cạnh đó, dưa leo cũng là loại cây ưa ẩm. Dưa leo chịu hạn đặc biệt kém. Việc trồng cây dưa leo trong điều kiện thiếu nước sẽ làm cây sinh trưởng kém. Chất lượng quả sẽ bị ảnh hưởng do việc tích lũy chất cucurbitaxin làm trái trở nên đắng. Tuy nhiên, nếu độ ẩm không khí và đất cao lại tạo điều kiện cho các loài bệnh và nấm phát triển mạnh.

Đặc điểm hình thái của cây dưa leo

Rễ cây dưa leo

Bộ rễ của cây dưa leo phát triển khá yếu khi so với các loài rau ăn quả khác. Bộ rễ chỉ phân bố ở tầng đất cách bề mặt từ 30 đến 40cm. Bộ rễ chính của cây tương đối phát triển. Phân bố chủ yếu ở tầng canh tác có độ sâu từ 0 đến 30cm. Đường kính xung quanh của bộ rễ chính khoảng từ 50 đến 60cm.

Xem Thêm : Top 5 mẫu chậu thông minh mẫu mã đẹp, bán chạy và tiện lợi nhấ

Nếu đất canh tác tơi xốp, rễ chính có thể cắm sâu từ 60 đến 100cm. Trong điều kiện canh tác lý tưởng. Đất có tầng canh tác dày, nhiều mùn, tơi xốp, thoáng khí thì rễ của cây có thể ăn sâu vào đất hơn nữa.

Thân cây dưa leo

Cây dưa leo được xếp vào loại cây ngắn ngày. Thân cây của cây dưa leo dài, có nhiều tua cuốn để bám vào giàn khi bò. Chiều dài của thân tùy thuộc vào điều kiện canh tác và giống cây trồng. Thông thường, các giống dưa leo canh tác ngoài đồng thường chỉ dài khoảng từ 0,5 đến tối đa 2,5m.

Thân cây dưa leo có hai dạng là dạng tròn và có góc cạnh, thân cây có lông. Hình dạng thân và lông ít hay nhiều tùy thuộc giống cây trồng. Thân chính của cây thường phân nhánh. Sự phân nhánh thân dưa phụ thuộc vào ảnh hưởng nhiệt độ ban đêm khi trồng.

Lá dưa leo

Tìm hiểu chung về hạt giống dưa leo 5Dưa leo gồm có lá mầm và lá thật.

Lá mầm là lá nhú ra đầu tiên sau khi gieo trồng. Có dạng hình trứng tròn dài. Lá mầm của dưa leo có nhiệm vụ quang hợp, tạo chất dinh dưỡng nuôi cây và lá mới.

Lá thật của cây dưa leo là những chiếc lá đơn có dạng hơi tam giác. Lá thật có kích thước to, mọc cách trên thân cây. Lá thật có dạng hình chân vịt 5 cánh. Hai mặt của lá đều có một lớp lông bao phủ. Cuống lá dài khoảng 5 đến 15cm. Rìa lá có răng cưa hoặc không phụ thuộc giống dưa leo. Lá trên cùng một cây cũng có thể có khác biệt về kích thước và hình dáng.

Hoa của cây dưa leo

Hoa của cây dưa leo có màu vàng, thụ phấn nhờ côn trùng. Bầu noãn của hoa cái phát triển nhanh ngay trước khi hoa nở. Các giống dưa leo được trồng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long thường ra hoa sớm. Thường bắt đầu ở nách lá thứ 4, thứ 5 trên thân chính. Sau đó hoa nở liên tục trên thân và nhánh.

Trái (quả) dưa leo

Tìm hiểu chung về hạt giống dưa leo 3

Khi quả còn non có gai xù xì mọc quanh quả. Khi trái lớn gai từ từ tiêu biến dần. Trái từ khi hình thành đến khi gần thu hoạch có màu xanh đậm, xanh nhạt. Khi chín trái chuyển sang màu vàng đậm, nâu hay trắng xanh tùy thuộc giống bạn trồng. Và tùy vào giống mà có thể có hoa văn hoặc không. Quả dưa leo tăng trưởng nhanh, có thể thu hoặc từ 8 đến 10 ngày sau khi hoa nở.

Hạt dưa leo

Xem Thêm : Cách phòng trừ sâu hại rau hiệu quả tại nhà

Hạt của dưa leo có trắng ngà. Trung bình mỗi trái dưa leo có thể chứa từ 200 đến 500 hạt.

Giá trị dinh dưỡng

Thành phần dinh dưỡng trong 100gr dưa leo
Đạm 0,6 gam
Chất béo 0,1gr
Năng lượng 10kcal
Nước 1,2g
Protit 0,8 gam
gluxit 3 gam
Xenlulo 0,7 gam
Các loại vitamin: B1, B2, PP,… 1 mg

Dưa leo có giá trị dinh dưỡng tương đương nhiều loại rau tươi khác như cải sen, cải cúc, cải xoong, cải thìa,…

Bên cạnh các thành phần dinh dưỡng đã nêu, dưa leo còn cung cấp nhiều loại muối khoáng và vitamin cần thiết cho cơ thể. Có thể kể đến như caroten, canxi, photpho, sắt, kali, natri, và các loại vitamin khác như B, C tiền vitamin A, vitamin E,…

Là một trong những loại rau ăn quả chứa rất ít calo. Trung bình trong 100gr dưa leo chỉ cung cấp khoảng 15 calo. Dưa leo cũng không chứa các chất béo no hoặc cholesterol. Vỏ dưa leo còn là nguồn chất xơ thuần tốt cho cơ thể.

Dưa leo giúp giảm béo, giảm táo bón và có tác dụng đáng kể trong bảo vệ chống ung thư đại tràng nhờ khả năng loại bỏ những tạp chất có hại trong ruột. Vì vậy, mà dưa leo được sử dụng rộng rãi trong lối sống khoa học. Giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, có ý nghĩa trong việc làm đẹp da giảm béo.

Một số lưu ý trong việc mua hạt giống dưa leo

Tìm hiểu chung về hạt giống dưa leo 4

Việc lựa chọn hạt giống trước khi tiến hành gieo trồng luôn là công đoạn vô cùng quan trọng. Hạt giống tốt sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng thành phẩm sau này của cây trồng. Do đó khi mua hạt giống cần đảm bảo:

  • Kiểm tra kỹ hình thức bao bì hạt giống. Có bị mục, thủng hay hư hại gì không?
  • Kiểm tra hạt giống bên trong có bị nấm mốc, lép, nứt hạt hay bị bạc màu không?
  • Kiểm tra xuất xứ, thông tin nguồn gốc. Cần đảm bảo mua đúng loại hạt giống mình mong muốn.
  • Đảm bảo mua hạt giống tại nơi uy tín, chất lượng, đã có kiểm duyệt của cơ quan có thẩm quyền.

Lời kết

Qua bài viết trên, Trà Đá Thủ Đô hi vọng đã cung cấp cho các bạn nhiều kiến thức hữu ích về dưa leo. Nếu các bạn vẫn chưa tìm thấy cho mình nơi để mua các sản phẩm nông nghiệp uy tín thì Trà Đá Thủ Đô chính là nơi bạn đang tìm kiếm.

Tham khảo sản phẩm: Hạt giống dưa leo Nhật

 


Tham khảo: bancongxanh.com

Nguồn: https://tradathudo.com
Danh mục: Làm Vườn

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *