Table of Contents
Từ xưa, Lan Kim Tuyến đã là thảo dược quý hiếm trong đông y giúp tăng cường sức khỏe và có hiệu quả tốt với nhiều bệnh hiểm nghèo. Đến nay, ngoài việc được khai thác tiềm năng trị bệnh này, thì loại dược liệu này còn rất được yêu thích khi trồng chậu vì màu sắc hoa lá đặc biệt xinh xắn và dễ chăm sóc. Làm sao để tự trồng loại lan này tại nhà? Hãy cùng Trà Đá Thủ Đô tìm hiểu ngay tác dụng, kỹ thuật trồng cây lan kim tuyến trong bài viết này nhé.
- Rau Lủi (Rau Rừng) Gia Lai Là Rau Gì? Tại Sao Được Xem Là “Thần Dược” Trong Đông Y Và Có Thể Chế Biến Được Nhiều Món Ngon
- Nhận biết sùng đất thông qua các đặc điểm hình thái và sinh học
- 3 loại cây cảnh nên trồng trong nhà, ai cũng khỏe mạnh, vui vẻ
- Cách trồng và chăm sóc cây lộc vừng, tốt cho phong thủy
- Hướng dẫn tự chế hệ thống tưới phun mưa cho rau
1. Đặc điểm cây Lan Kim Tuyến
Lan kim tuyến hay còn được biết đến là lan gấm, nam trùng thảo, cây kim cương.
Bạn Đang Xem: Tác dụng và kỹ thuật trồng cây Lan Kim Tuyến
Lan kim tuyến thuộc loại cây thân thảo với thân rễ mọc dài và cắm thẳng vào lòng đất. Chiều dài của rễ phụ thuộc vào kích thước của cây, trung bình 1 cây lan kim tuyến có khoảng từ 2 – 10 rễ.
Thân mọng nước, màu tím, cây non có nhiều lông mịn, một cây chỉ có 2 – 6 lá mọc cách, xòe đều trên mặt đất.
Lá có dạng hình trứng, ôm tròn ở phần gốc, càng lên phần ngọn càng nhọn dần. Mặt trên lá có màu nâu đỏ, mặt dưới là màu đỏ nhạt dần. Gân lá có hình mạng nhện, thường có gân gốc, cuống lá dài khoảng 1cm, có màu xanh trắng, phần bẹ lá có màu hơi đỏ tía.
Hoa lan kim tuyến mọc thành cụm, mỗi cụm hoa dài 10cm – 15cm, có 5 – 10 hoa màu hồng phủ lông đỏ, với cánh môi hoa khá đặc biệt có 6 – 8 ria mỗi bên, đầu môi chia thành 2 thù.
Lan kim tuyến có 3 loại rất phổ biến đó là: Lan kim tuyến rừng, Lan kim tuyến đỏ, Lan kim tuyến đá.
2. Tác dụng cây Lan Kim Tuyến
Lan kim tuyến khi ăn vào có vị ngọt, hơi chát, tính mát giống như các loại rau, không độc tố, có tác dụng an thần, tăng cường sức khỏe, lưu thông khí huyết, mát phổi, chữa thần kinh suy nhược, ho khan, đau họng, đau lưng, phong thấp.
Ngoài ra, lan kim tuyến còn hỗ trợ và điều trị bệnh tiểu đường. Các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan, men gan cao… Đặc biệt, các hoạt chất và axit amin quý có trong lan kim tuyến còn có khả nắng phòng ngừa và điều trị ung thư.
3. Kỹ thuật trồng cây Lan Kim Tuyến
Xem Thêm : Nhận biết sùng đất thông qua các đặc điểm hình thái và sinh học
Vào khoảng tháng 4 – 5 hàng năm là thời gian thích hợp trồng Lan Kim Tuyến. Tuy nhiên, nếu bạn chủ động được ánh sáng, ẩm độ và nhiệt độ thì bạn có thể trồng lan kim tuyến được quanh năm.
-
Chuẩn bị vật tư trồng
Chọn chậu trồng xinh xắn và có kích thước vừa phải hoặc khay trồng to nếu trồng nhiều cụm. Bạn cũng có thể tận dụng thùng – vỉ xốp, khay, chậu,… nên đục lỗ thoát nước tốt trước khi trồng.
-
Chuẩn bị đất trồng
Đất trồng lan kim tuyến bạn có thể phối trộn theo tỉ lệ 3 đất sạch: 3 phân trùn quế: 2 trấu hun: 2 mụn dừa.
Để tiện lợi, nhanh chóng, không cần phối trộn phức tạp nhưng đất vẫn đầy đủ dinh dưỡng và sạch mầm bệnh, bạn nên dùng đất sạch Orgamix Bazan, đất sạch giàu dinh dưỡng Namix.
Bạn nên chọn những cây giống có bộ rễ khoẻ, mầm non và lá chồi đang phát triển tốt và không bị sâu bệnh tấn công.
Sau đó bạn tiến hành cắt tỉa lá hỏng đi. Ngâm vào dung dịch Physan, Benkona… trong 15 – 20 phút để sát khuẩn rồi vớt ra để ráo.
Tiếp theo ngâm vào chế phẩm kích rễ vitamin B1 trong 15 phút để kích thích ra rễ và nảy chồi, sau đó vớt ra trồng.
Cho đất vào chậu trồng đã chuẩn bị sẵn, trải đều, đất mặt cách miệng chậu 3cm – 5cm, sau đó trồng từng cây lan kim tuyến vào, rồi dùng tay ấn nhẹ phần giá thể xung quanh gốc cây để cây đứng vững.
Bạn có thể trồng cây kim tuyến thành từng cụm một từ 2-3 cây, cách nhau 15-20cm hoặc riêng lẻ từng cây thì với mật độ 5x5cm/cây.
Xem Thêm : Loại hoa làm hàng rào tưởng không ăn được hóa ra lại cực ngon và bổ, không biết quá phí!
Cuối cùng, bạn dùng nilon trùm kín chậu trong 5 – 7 ngày đầu sau trồng, sau đó bỏ nilon ra, đồng thời đặt cây ở nơi râm mát hoặc cần phải che lưới đen.
Lan kim tuyến ngọc vân hồng
4. Chăm sóc lan Kim Tuyến
Bạn nên tưới 2 lần/1 ngày và nên tưới đủ ẩm cho giá thể, không nên tưới quá nhiều sẽ dẫn tới tình trạng cây sẽ bị thối rễ.
Vào mùa mưa, bạn chỉ nên tưới 1 lần/1 ngày tùy thuộc vào độ ẩm của giá thể.
Để cây sinh trưởng và phát triển tốt bạn cần thường xuyên bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và cân đối. Sử dụng các loại phân bón hữu cơ như trùn quế, phân dê,… bón gốc định kỳ 15 – 20 ngày/ lần đồng thời kết hợp với các loại phân bón lá như Seasol, Powerfeed, 30-10-10,… 7 – 10 ngày/ lần.
Khi cây trưởng thành, bước vào giai đoạn tập trung tích lũy dinh dưỡng chuẩn bị cho hoa thì bổ sung các loại phân bón có hàm lượng lân và kali cao như 15-30-15, 10-55-10, 6-30-30… có tác dụng kích thích và cho hoa ra đẹp.
-
Phòng trừ sâu bệnh cho cây lan Kim Tuyến
Các loại sâu hại như: Sâu khoang, rầy, nhện đỏ,… Bạn sử dụng các loại chế phẩm như neem chili, plute,…
Các loại bệnh hại như: Vàng lá, nấm hại, chết rụi, thối thân, thán thư,… để phòng trị bạn nên loại bỏ những cây bị bệnh và tiêu hủy nơi xa, chỉ sử dụng nước sạch, phân bón an toàn cho chây và có thể sử dụng các thuốc như Ridomil, mancozeb… phun định kỳ để phòng bệnh.
Qua những chia sẻ trên, hi vọng bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về loài hoa dược liệu Lan Kim Tuyến này.
Hãy luôn đồng hành cùng Trà Đá Thủ Đô để có thêm nhiều kiến thức hữu ích về nông nghiệp. Cần hỗ trợ đặt hàng hãy gọi ngay số hotline: 0909 1234 09 hoặc 082 799 7777 để được nhân viên tư vấn miễn phí.
Tham khảo: vuonsaigon.vn
Nguồn: https://tradathudo.com
Danh mục: Làm Vườn