Sùng đất và các đặc điểm gây hại của sùng đất

Sùng đất cắn phá bộ rễ của cây trồng là một tình trạng sâu bệnh hại phổ biến, dễ được bắt gặp hiện nay. Khi phát hiện sùng đất trong vườn thì bà con nên nhanh chóng bắt tay vào việc phòng trừ, tiêu diệt chúng. Để giúp đỡ các bạn trong công việc phòng và diệt chúng, ở bài viết này Trà Đá Thủ Đô sẽ chia sẻ tới bà con những đặc điểm gây hại của sùng đất. Hi vọng qua bài viết các bạn có thể sớm xác định được tình trạng vườn và có phương pháp phòng trừ thích hợp.

Đôi nét về sùng đất

Sùng đất và các đặc điểm gây hại của sùng đất 1

Bạn Đang Xem: Sùng đất và các đặc điểm gây hại của sùng đất

  • Tên gọi khác: Bọ rầy, Đuông đất, Bù rầy, Sùng trắng,…
  • Danh pháp khoa học: Holotrichia sauteri.
  • Họ: Melolonthidae.
  • Bộ: Coleoptera.

Sùng đất là dạng ấu trùng của bọ rầy. Với thân hình núc ních, mập mạp chuyên cắn phá rễ cây trồng. Chúng là một trong những loài ấu trùng côn trùng phiền phức và gây hại mạnh mẽ nhất. Đối tượng ký chủ chính của loài sùng đất thường là các cây rau màu và cây hoa, đặc biệt là hoa hồng. Tuy nhiên loài sùng đất cũng được thường xuyên tìm thấy ở bộ rễ các loài cây trồng khác như mía, ngô (bắp), gừng, khoai lang, bầu bí,…

Kích thước của sùng đất đôi khi có thể dài đến 2cm. Sùng đất có màu trắng ngà, trắng xanh hoặc màu vàng. Cơ thể của chúng có thể có đến 3 cặp chân. Bên cạnh đó, thời gian sùng đất hóa nhộng là khoảng 1 năm. Đồng nghĩa với đó cũng là việc loài ấu trùng này sẽ có đến 1 năm gây hại cho cây trồng. Vì lý do đó nên khi phát hiện vườn có sùng đất thì các bạn nên nhanh chóng tìm phương án tiêu diệt.

Tại sao lại xuất hiện sùng đất

Sùng đất và các đặc điểm gây hại của sùng đất 2

Sùng đất xuất hiện trong vườn chủ yếu thông qua 2 nguồn phát sinh chính. Đó là sùng đất xuất hiện từ nguồn tự nhiên, bọ rầy đẻ trứng vào đất trồng. Và sùng đất xuất hiện do sử dụng đất trồng và phân chuồng chưa qua xử lý.

Xem Thêm : Cách phòng trừ sâu hại rau hiệu quả tại nhà

Xuất hiện từ nguồn tự nhiên: Trong tự nhiên có rất nhiều sùng đất ở dưới mặt đất. Như đã nói ở trên, sùng đất chính là ấu trùng của bọ rầy. Bọ rầy có phương thức sinh sản chính là đẻ trứng xuống các hố ở dưới đất. Có thể là đất trồng trong vườn bạn đã bị bọ rầy chọn làm nơi đẻ trứng. Các hố của bọ rầy thường nằm sau dưới đất nên rất khó có thể phát hiện và tiêu diệt sùng đất.

Sùng đất xuất hiện do chưa xử lý đất trồng và phân bón: Khi sử dụng đất trồng, phân chuồng hoại mục chưa qua xử lý thì sẽ gặp tình trạng sùng đất cắn phá rễ cây trồng. Do trong đất và phân bón hoại mục có chứa rất nhiều trứng của bọ rầy, ấu trùng sùng đất. Vì vậy khi vườn bạn gặp tình trạng sùng đất phá hại cây trồng thì đây có thể là lý do chính gây ra.

Đặc điểm gây hại của sùng đất

Sùng đất và các đặc điểm gây hại của sùng đất 3

Sùng đất không đem lại lợi ích cho cây trồng. Ngược lại, sùng đất còn gây hại rất nghiêm trọng cho cây. Chúng làm ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng và năng suất của nông sản.

Sùng đất không gây hại trực tiếp cho cây trồng mà chúng phá hại một cách gián tiếp. Sùng đất phá hại cây trồng thông qua việc cắn phá bộ rễ của cây trồng. Thức ăn chính của loại ấu trùng này chính là rễ cây rau màu, hoa, cây ăn quả,…

Bọ rầy sẽ đào đất thành hố ở dưới gốc cây rồi đẻ trứng vào các hố đó. Sau đó, trứng nở thành ấu trùng là dạng sùng đất. Chúng sẽ cắn phá, gặm hư phần bộ rễ cây đó. Điều này dẫn tới việc cây bị chết dần, chết mòn từ từ. Do bộ rễ bị cắn phá bởi sùng đất, nên cây bị tấn công sẽ từ từ bị mất nước. Khó hấp thụ chất dinh dưỡng, và ngày càng thiếu sức sống. Hậu quả là dẫn tới cây bị chết.

Tác hại nguy hiểm mà sùng đất để lại

Xem Thêm : Cách trồng cây đu đủ lùn trong chậu chơi xuân 

Sùng đất và các đặc điểm gây hại của sùng đất 4

Khi vườn bị ấu trùng sùng đất tấn công thì sẽ khả năng cao là mất mùa. Do chúng có khả năng phá hại vô mạnh mẽ và lâu dài. Việc cần gần đến 1 năm để quá nhộng nên sùng đất có thể gây hại cho nhiều đợt cây trồng. Dẫn tới nếu không nhanh chóng tiêu diệt sùng thì sẽ bị chúng phá hại trong nhiều mùa vụ tiếp theo.

Ngoài ra, do tổ và trứng của chúng nằm sâu dưới đất, gần gốc rễ cây. Do đó, nhiều bà con lựa chọn phương án đào cây trồng lên để bắt sùng đất. Như việc đào cả gốc cây trồng lên không đảm bảo sẽ tiêu diệt được hoàn toàn sùng đất. Cũng như khi đào lên cây trồng sẽ có sức sống yếu khi trồng lại. Đôi khi còn làm chết cây. Việc này làm bà con khó khăn trong công việc phòng trừ và tiêu diệt ấu loại ấu trùng phiền phức này.

Gợi ý một số cách phòng trừ sùng đất đơn giản, hiệu quả

Sùng đất và các đặc điểm gây hại của sùng đất 5

  • Cần xử lý thật kỹ đất trồng và phân chuồng hoại mục trước khi tiến hành sử dụng. Việc xử lý giúp hạn chế việc sùng đất phát sinh và gây hại cho cây trồng.
  • Phòng trừ và tiêu diệt sùng đất bằng hoa dã quỳ. Do sùng đất rất kỵ mùi tinh dầu hoa dã quỳ. Bà con có thể trồng dã quỳ xung quanh vườn hoặc cắt nhỏ cây rồi chôn xuống đất. Điều này làm hạn chế tối đa sự có mặt của bọ rầy đến đẻ trứng tại vườn.
  • Vôi là chất có tính diệt khuẩn, khử trùng và tiêu diệt các mầm bệnh. Vôi cũng có tác dụng diệt trừ ấu trùng sùng đất bằng cách trộn vôi với đất theo một tỷ lệ thích hợp.
  • Khi số lượng sùng đất vượt quá tầm kiểm soát thì bà con cần phải áp dụng phương pháp có tính hiệu quả mạnh mẽ. Hiện nay trên thị trường đã có mặt rất nhiều loại thuốc trừ sùng vô cùng hiệu quả.

Xem thêm: Những cách phòng trừ sùng đất an toàn và hiệu quả

Lời kết

Bài viết trên đây là những tổng hợp và chia sẻ của Trà Đá Thủ Đô về những đặc điểm gây hại của sùng đất. Trà Đá Thủ Đô hi vọng đã có thể mang lại những kiến thức vô cùng hữu ích cho các bạn đọc. Từ đó, các bạn có thể lựa chọn cho mình phương pháp phòng trừ thích hợp.

Xem thêm: Diệt sùng đất trong giá thể trồng — Kẻ chuyên phá hại rễ cây


Tham khảo: bancongxanh.com

Nguồn: https://tradathudo.com
Danh mục: Làm Vườn

Related Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *