Phòng trừ sâu bệnh cho Cúc Vạn Thọ mùa Tết

Vào mỗi dịp Tết đến xuân về hoa vạn thọ được nhiều nhà trồng để trang trí. Hoa có ý nghĩa rất đặc biệt, là biểu tượng của sự trường thọ và khỏe mạnh. Tuy nhiên, loại hoa này rất nhạy cảm thường bị côn trùng, sâu hại tấn công ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Vậy nên, hãy cùng Trà Đá Thủ Đô tìm hiểu về các loại sâu bệnh hại hoa vạn thọ và cách phòng trị đạt hiệu quả nhé!

1. Rệp muội hại cúc vạn thọ

Rệp muội gây hại ở ngọn non, cuống lá, mặt dưới lá vạn thọ. Rệp chích hút nhựa cây làm cho cây sinh trưởng phát triển kém, cằn cỗi, khô héo dần rồi rụng từng bộ phận: lá, hoa. Tai hại hơn là chất bài tiết của rệp lại là thức ăn và môi trường sống của nấm bồ hóng (bào tử nấm có màu đen) làm giảm năng suất và chất lượng hoa. Chất thải của rệp sáp còn là thức ăn cho kiến đỏ và kiến đen sống cộng sinh trên cây; làm cho cây đào cằn cỗi, lá vàng, ra hoa rất kém rồi héo dần và chết khi bộ rễ bị hỏng nặng.

Bạn Đang Xem: Phòng trừ sâu bệnh cho Cúc Vạn Thọ mùa Tết

Phong Tru Sau Benh Cho Cuc Van Tho Mua Tet

Rệp muội hại cúc vạn thọ

3. Sâu vẽ bùa hại cúc vạn thọ

Sâu vẽ bùa cái tạo ra nhiều lỗ ở chóp lá hay dọc theo bìa lá rồi đẻ trứng. Trứng nở ra dòi, lúc này chúng đục giữa biểu bì lá thành những đường hầm ngoằn ngoèo. Làm lá co dúm và biến dạng, giảm khả năng quang hợp của cây. Chúng thường gây hại ở giai đoạn lá non.

4. Bệnh thối gốc trắng cúc vạn thọ (bệnh lở cổ rễ)

Nguyên nhân: Bệnh lở cổ rễ cúc vạn thọ do loài nấm Rhizoctonia solania gây ra. Chúng thường tấn công mạnh trên giai đoạn cây con.

Xem Thêm : 3 bước dưỡng hoa lâu tàn, cắm bình hoa tươi suốt tết

Biểu hiện:

  • Phần rễ và cổ rễ, phần thân sát mặt đất của cây vạn thọ xuất hiện những đốm nhỏ có màu xám nâu, lở loét, thối nhũn. Trong điều kiện thời tiết thích hợp, bệnh trở nặng cổ rễ sẽ chuyển sang màu thâm đen, thối rữa làm cho cây dễ đỗ gãy và chết.
  • Phần thân trên mặt đất và lá: Lá vẫn xanh tươi tuy nhiên phần thân bị héo rũ. Vết bệnh hình thành theo từng chòm, từ từ lan rộng trên toàn bộ thân.

4. Bệnh hoa lá cúc vạn thọ

Nguyên nhân: Bệnh hoa lá cúc vạn thọ do virus gây ra và hiện không có thuốc trị. Bệnh này cực kỳ nguy hại đến loài hoa vạn thọ, gây hại trong suốt giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây.

Biểu hiện:

  • Phần lá: Khi bị nhiễm bệnh, lá hoa vạn thọ bắt đầu xuất hiện các mảng màu xanh xen kẻ loang lỗ, xoăn lại với nhau. Phiến lá có chỗ dày, chỗ mỏng không đồng đều. Đọt cây non bị xoắn lại, lá bé, cây kém hoặc chậm phát triển.
  • Thân cây: Khi bệnh trở nặng, toàn cây bị thấp và nhỏ, các đốt thân cành co ngắn lại, hoa ra ít hoặc không ra, nếu ra bông sẽ nhỏ. Lưu ý rệp muội là tác nhân lan truyền bệnh.
Phong Tru Sau Benh Cho Cuc Van Tho Mua Tet 7.png

Bệnh hoa lá cây vạn thọ

5. Bệnh héo xanh cúc vạn thọ

Nguyên nhân: Bệnh héo xanh cúc vạn thọ do vi khuẩn Pseudomonas solanaccearum gây ra. Chúng gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng của cây, đặc biệt khi cây đang trong giai đoạn ra nụ hoa.

Xem Thêm : 4 điều cần lưu ý khi di chuyển và trồng lại cây

Biểu hiện:

  • Phần gốc rễ : Bệnh làm rễ cây vạn thọ bị thối đen.
  • Phần lá: Lá non héo trước, lá già vẫn xanh nhưng bị héo rũ đột ngột. Sau vài ngày cây sẽ chết hoàn toàn.
  • Phần thân: thân cây xuất hiện bó mạch thâm đen, cắt ngang gốc, bóp mạnh vào phần miệng bị cắt ngang có tiết dịch nhờn, vi khuẩn màu trắng sữa chảy ra.

6. Bệnh vàng lá, đốm lá cúc vạn thọ

Nguyên nhân: Bệnh do nấm Alternaria gây ra. Chủ yếu do độ PH trong nước tưới và đất dưới 6,5%, đất bị nhiễn phèn làm cây bị nhiễm độc.

Xem Thêm : 4 điều cần lưu ý khi di chuyển và trồng lại cây

Biểu hiện:

  • Bệnh vàng lá: Bắt đầu vết bệnh màu xám nâu hoặc xám đen, hình tròn, xung quanh có quầng vàng rộng. Sau một thời gian vết bệnh từ mép và chóp lá lan nhanh vào phiến làm lá bị thối đen và rụng xuống đất. Bệnh nặng sẽ làm rụng toàn bộ lá trên cây.
  • Bệnh đốm lá: Thường xuất hiện những chấm nhỏ màu đen trên bề mặt lá. Ban đầu là vết nhỏ sau lan rộng thành đốm to khiến lá dần mất chất diệp lục nuôi dưỡng cây.
Phong Tru Sau Benh Cho Cuc Van Tho Mua Tet 2.png

Bệnh đốm lá cúc vạn thọ

7. Biện pháp phòng trừ bệnh hiệu quả cho cúc vạn thọ

  • Lựa chọn và gieo trồng các loại hạt giống cúc vạn thọ đạt tiêu chuẩn.
  • Tăng cường bón phân hữu cơ vi sinh Đầu Trâuhay phân chuồng đã ủ hoai mục vào đầu vụ kết hợp nấm Trichoderma để bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây, đảm bảo bón lượng phân đạm vừa đủ, không bón dư.
  • Đảm bảo mật độ giữa các cây trong vườn thoáng mát, không quá dày.
  • Phun côn trùng môi giới là biện pháp phòng có hiệu quả. Sử dụng một trong các loại thuốc trừ rệp, bọ trĩ chích hút, các loại sâu vẽ bùa, sâu ăn lá,…: Plutel 5EC, Confidor 200SL, Radiant 60SC,…
  • Phun phòng ngừa nấm bệnh bằng thuốc sinh học Pseudomonas. Pha 1-2ml thuốc với 1 lít nước, phun định kỳ 15-30 ngày/lần để phòng ngừa. Khi phát hiện có dấu hiệu của bệnh, bạn nên tăng liều lượng là 5ml chế phẩm với 1 lít nước phun đều lên thân, cành lá cây. Tiếp tục phun thuốc lặp lại sau 3-5 ngày để phòng trị triệt để bệnh trên vạn thọ.

Qua bài viết trên, Trà Đá Thủ Đô đã cung cấp những thông tin cần thiết và mô tả chi tiết về các loại nấm bệnh trên cây vạn thọ. Mong rằng, bạn có thể nhận biết và áp dụng biện pháp phòng trừ mang lại kết quả tốt nhất. Chúc bạn có một mùa vụ bội thu.


Tham khảo: vuonsaigon.vn

Nguồn: https://tradathudo.com
Danh mục: Làm Vườn

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *