Table of Contents
Trong canh tác đất nông nghiệp, bà con nông dân không ít lần phải đối mặt với tình trạng đất trồng nhiễm mặn. Đây là một vấn đề phổ biến gây ra nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành trồng trọt. Nguyên nhân gây ra đất mặn có thể đến từ các yếu tố chủ quan và khách quan. Đất nhiễm mặn rất khó canh tác, tác động trực tiếp đến quá trình cây trồng sinh trưởng và phát triển. Vậy, làm thế nào để bà con biết được đất trồng của mình bị nhiễm mặn? Những đặc điểm đất nhiễm mặn mà bạn biết là gì? Nếu bạn quan tâm, cùng theo dõi bài viết này của Bancongxanh.com để rõ hơn nhé.
- Tìm hiểu về đặc điểm của đất chua
- Những lưu ý về ánh sáng để cây hương thảo phát triển xanh tốt
- Tìm hiểu thời điểm thu hoạch dưa leo sau khi trồng
- Bạn nhất định phải có những chậu cây xanh trồng trong nhà, vì sao?
- Trà Đá Thủ Đô thay vì ươm hạt">Vì sao nên mua cây rau giống tại Trà Đá Thủ Đô thay vì ươm hạt
Tìm hiểu khái niệm đất nhiễm mặn
Trước khi tìm hiểu về đặc điểm đất nhiễm mặn, cùng xem khái niệm đất nhiễm mặn là gì? Với giới nhà nông, trải qua bề dày kinh nghiệm canh tác, họ rút ra rằng đất nhiễm mặn là đất canh tác có lượng muối hòa tan lớn hơn so với đất bình thường. Đơn vị để đo đạc, đánh giá độ mặn của đất trồng thường dùng là EC. Cho những ai chưa biết thì EC chính là độ dẫn điện của đất trồng, đơn vị dS/m.
Bạn Đang Xem: Những đặc điểm đất nhiễm mặn mà bạn cần biết
Đất trồng bị nhiễm mặn sẽ có độ dẫn điện EC lớn hơn 4 dS/m ở nhiệt độ 25 độ C. Những loại muối dạng hòa tan thường thấy, phổ biến nhất ở trong đất trồng mà nhà vườn có thể tham khảo là magie, natri, sunfat canxi,… Trong đó, lượng Nitrat luôn luôn chiếm một số lượng hiếm thấy. Có nhiều mảnh đất canh tác là đất mặn chứa lượng thạch cao cực kỳ lớn. Thạch cao có công thức hóa học là 4CaSO.2H2O.
Bên cạnh đó, nhà vườn cũng có thể hiểu khái niệm đất nhiễm mặn theo cách khác. Đó là đất trồng có tích tụ nhiều thể loại muối hòa tan. Và lượng muối hòa tan này là cao hơn so với mức bình thường của đất. Có thể đạt từ 1 – 1.5% hoặc nhiều hơn vậy). Nguyên nhân la do sự tăng lên của natri, chủ yếu là các NaCl tích tụ ở bên trên bề mặt đất trồng. Một số muối hòa tan thường thấy như NaHCO3, CaCl2, NaCl, MgCl2,….Thực tế cho thấy tình trạng đất trồng nhiễm mặn gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, những ảnh hưởng tiêu cực cho đất và cây trồng.
Tổng hợp những đặc điểm đất nhiễm mặn mà nhà vườn cần biết
Để có được biện pháp giải quyết đất nhiễm mặn kịp thời, nhà vườn cần nắm rõ những đặc điểm của vấn đề đất trồng nói trên. Từ đó mới lựa chọn hướng đi đúng đắn, phù hợp và hiệu quả nhất. Vậy, sau đây Bancongxanh.com sẽ giúp bạn tổng hợp một số đặc điểm đất nhiễm mặn nổi bật. Cùng tham khảo ngay nhé.
- Trước tiên, đất nhiễm mặn là đất có thành phần cơ giới tương đối nặng. Tỷ lệ sét sẽ chiếm khoảng từ 50 – 60%, khả năng thấm nước là rất kém. Mỗi khi ướt thì đất trồng dính, dẻo, còn khi khô thì có xu hướng co lại, nứt nẻ, cứng. Đặc biệt là khi khô, đất rất rắn chắc gây khó khăn trong việc làm đất cho nhà vườn.
- Đất nhiễm mặn có các phản ứng trung tính hay kiềm là rất yếu.
- Trong thành phần đất nhiễm mặn có chứa rất nhiều loại muối tan ở dạng Na2SO4 và NaCl. Chính vì vậy mà áp suất thẩm thấu dung dịch sẽ tác động, gây ảnh hưởng đến sự hút nước và hút dưỡng chất nuôi cây.
- Hệ thống vi sinh vật có lợi hoạt động yếu, không thể làm giàu màu mỡ và tơi xốp cho đất trồng canh tác.
- Đất trồng bị nhiễm mặn thường nghèo các chất mùn và nghèo đạm.
Đặc điểm đất nhiễm mặn ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý của cây trồng
Xem Thêm : Tìm hiểu chung về hạt giống ngò gai
Với những đặc điểm đất nhiễm mặn kể trên, chắc chắn sẽ phần nào ảnh hưởng đến quá trình cây trồng sinh trưởng, phát triển. Thậm chí nếu không có biện pháp khắc phục, giải quyết hiệu quả thì sẽ dẫn đến chết cây. Từ đó gây giảm sút chất lượng, số lượng nông sản nông nghiệp. Sau đây sẽ là tổng hợp đặc điểm đất nhiễm mặn tác động đến quá trình hoạt động sinh lý của cây.
Quá trình trao đổi nước
Đất nhiễm mặn thường có xu hướng gây cản trở đến sự hấp thụ nước của cây trồng. Đồng thời nguy cơ cao sẽ gây nên tình trạng hạn hán sinh lý, héo cây lâu dài.
Quá trình hút khoáng
Quá trình hút khoáng của hệ thống rễ cây sẽ bị chèn ép, ức chế. Vì vậy nên cây trồng phần lớn rơi vào trạng thái thiếu chất khoáng. Nguyên nhân là do thiếu P nên quá trình phosphoryl hóa sẽ bị kìm hãm. Điều này khiến cho cây trồng bị thiếu năng lượng.
Quá trình tổng hợp xytokinin
Quá trình tổng hợp xytokinin sẽ không được diễn ra. Bởi lẽ, hệ thống rễ cây chính là cơ quan tổng hợp các phithormon. Trong khi đó, cây trồng lại thiếu đi các xytokinin gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sự sinh trưởng, phát triển của nhiều cơ quan trên bề mặt đất trồng.
Quá trình trao đổi chất
Các ion trong đất có hiện tượng bị dư thừa tạo sự tác động, gây rối loạn đến tính thấm của màng. Vì vậy mà không thể kiểm soát hay kiểm tra được một cách chính xác các chất nào đi qua màng, hay rò rỉ ion ra ngoài hệ thống rễ cây. Các quá trình như trao đổi chất, nhất là quá trình trao đổi các protein sẽ bị rối loạn nghiêm trọng. Và từ đó, các axit amin sẽ bị tích lũy lại trong cây trồng.
Quá trình vận chuyển chất
Quá trình vận chuyển, phân bố chất đồng hóa sẽ bị kìm hãm. Đây là điều kiện để các chất hữu cơ tích lũy trong bộ phận lá. Vì vậy mà ảnh hưởng đến sự tích lũy đến các cơ quan dự trữ.
Phần kết
Xem Thêm : Phòng trừ sâu bệnh cho Cúc Vạn Thọ mùa Tết
Như vậy trên đây là toàn bộ chia sẻ của Bancongxanh.com về đặc điểm đất nhiễm mặn trong nông nghiệp. Tin rằng với những thông tin trên sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan, tổng thể hơn về tình trạng sức khỏe của đất trồng. Đất sống thì cây khỏe. Hi vọng các bạn sẽ có có biện pháp canh tác, cải tạo phù hợp và hiệu quả với khu vườn của mình nhé.
Xin cám ơn vì đã dành thời gian theo dõi, ủng hộ bài viết này.
Xem thêm:
Tổng hợp các biện pháp cải tạo đất nhiễm mặn trong canh tác nông nghiệp
Nguyên nhân gây ra đất nhiễm mặn là gì?
Cải tạo đất mặn từ A – Z
Tham khảo: bancongxanh.com
Nguồn: https://tradathudo.com
Danh mục: Làm Vườn