Một Số Loại Sâu Hại Cây Họ Cà Phổ Biến

Nỗi lo lắng nhiều nhất đối với những người làm vườn mỗi khi trồng cây đó chính là sâu bệnh. Trong đó phải kể đến các loại cây họ Cà như cà chua, cà tím, cà pháo hay ớt chuông,…rất dễ gặp các loại sâu phá, dẫn đến cây trồng yếu ớt, kém phát triển. Vậy những loại sâu hại đó là gì và làm thế nào để phòng trị hiệu quả chúng? Hãy cùng Trà Đá Thủ Đô tìm hiểu nhé!

1. Sâu hại phổ biến trên cây họ cà

Sâu đục quả

Sâu non có màu xanh lá cây, hồng nhạt đến nâu thẫm, trên thân có sọc đen mờ. Sâu thường xuất hiện nhiều vào giai đoạn cây ra hoa rộ và tạo quả.

Bạn Đang Xem: Một Số Loại Sâu Hại Cây Họ Cà Phổ Biến

Sâu ăn búp, lá non, nụ hoa, sau đó cắn chui vào quả từ cuống. Các lá và các chùm hoa bị sâu ăn có thể bị gãy. Sâu đục vào trong quả, những quả mới hình thành khi sâu tấn công thường bị rụng, những quả lớn hơn có thể bị thủng và thối. Một sâu non có thể di chuyển đục nhiều quả.

Mot So Sau Benh Hai Cay Ho Ca

Sâu đục quả cà tím

Ruồi đục lá

Ruồi đục lá thường gây hại vào đầu mùa khô, từ giai đoạn cây có lá bánh tẻ trở đi.

Dòi nở ra đục lòn dưới biểu bì lá thành những đường hầm ngoằn ngoèo, lúc đầu đường đục nhỏ, càng lúc càng to dần cùng với sự phát triển của ấu trùng, làm giảm diện tích quang hợp của lá. Khi đẫy sức, dòi đục thủng biểu bì chui ra ngoài và làm nhộng trên mặt lá chỗ cuối đường đục hoặc buông mình xuống đất làm nhộng.

Mot So Sau Benh Hai Cay Ho Ca 1

Ruồi đục lá cà chua

Rầy mềm

Thời tiết khô và ít mưa thích hợp cho rầy mềm phát sinh phát triển.

Xem Thêm : 3 loại cây giúp chống trộm, lại vừa đẹp vừa sang

Ấu trùng và thành trùng sống tập trung ở đọt non và lá non. Rầy chích hút nhựa làm ngọn và lá non xoăn lại, cây sinh trưởng kém, hoa rụng, quả ít. Chất bài tiết do rầy thải ra tạo môi trường cho nấm bồ hóng phát triển, làm giảm quang hợp của cây. Ngoài ra rầy mềm còn là mội giới lan truyền bệnh virus trên cây họ Cà.

Mot So Sau Benh Hai Cay Ho Ca 2

Rầy mềm hại ớt chuông

Rầy phấn trắng

Con trưởng thành hoạt động vào sáng sớm và chiều mát. Toàn thân và cánh được phủ bởi một lớp phấn màu trắng, sải cánh dài 1.5-2mm, cánh trước và sau bằng nhau.

Trứng rất nhỏ hình bầu dục, màu trắng trong sau chuyển sang màu nâu nhạt và nâu xám.

Ấu trùng có màu vàng nhạt, hình ô van, khi mới nở có chân, sống cố định dưới mặt lá. Sau khi lột xác chuyển sang thành trùng thì không còn chân (nhộng giả), có thể nhìn rõ mắt kép và râu đầu, có lông thưa ở 2 bên sườn.

Cả ấu trùng và thành trùng đều chích hút nhựa làm cây sinh trưởng kém. Dịch tiết ra từ rầy phấn trắng là môi trường cho nấm muội đen phát triển. Đặc biệt rầy là môi giới lan truyền bệnh virus trên cây họ Cà.

Mot So Sau Benh Hai Cay Ho Ca 3

Rầy phấn trắng hại cà chua

Nhện đỏ

Nhện đỏ thường phát sinh và gây hại nặng trong mùa khô nóng hoặc những thời gian bị hạn trong mùa mưa. Chúng thường sinh sống và gây hại ở mặt dưới lá, ăn biểu bì và chích hút dịch khi lá bước vào giai đoạn bánh tẻ. Lá bị hại mất màu xanh, mặt trên có màu vàng loang lỗ, mặt dưới có những vết trắng lấm tấm giống bụi cám, nhìn kỹ thấy trên đó có lớp tơ rất mỏng. Khi mật độ nhện cao, cả cành non cũng bị nhện đỏ tấn công, cành cũng trở nên khô và chết. Hoa và trái cũng bị nhện hút chất dinh dưỡng làm cho trái bị vàng và nứt khi trái lớn; hoa bị thui, rụng.

Nhện đỏ lan truyền nhờ gió và những sợi tơ, mạng nhện do chúng tạo ra.

Mot So Sau Benh Hai Cay Ho Ca 4

Nhện đỏ hại cà chua

Sâu xanh da láng

Xem Thêm : Hướng dẫn cách kiểm tra xem đất có bị nhiễm phèn hay không?

Sâu thường gây hại mạnh vào các tháng ít mưa hoặc ruộng khô hạn. Sâu tập trung gây hại xung quanh ổ trứng, sau đó phát tán sang các lá khác để gây hại, chúng có thể cắn thủng lá làm lá bị gục héo. Khi có động, sâu nhả tơ và buông mình rơi xuống. Ở tuổi 3 sâu cắn phá mạnh nhất.

Mot So Sau Benh Hai Cay Ho Ca 5

Sâu xanh da láng hại cà pháo

2. Biện pháp phòng trừ hiệu quả

Trồng với mật độ vừa phải và thường xuyên tỉa bỏ những cành lá không cần thiết cho vườn được thông thoáng.

Bón phân cân đối, hạn chế bón phân đạm khi vườn đã bị sâu hại phá hoại.

Luân canh cây họ cà với rau họ thập tự, hành tỏi hoặc cây họ hòa bản.

Che chắn cho khu vườn bằng những loại lưới chắn côn trùng để hạn chế sâu hại.

Sử dụng thuốc để phòng và điều trị phù hợp cho từng loại sâu hại như:

Đối với sâu đục quả:

  • Khi phát hiện có nhiều sâu mới nở có thể phun một trong những loại thuốc sau: Dizorin Pro 4.0 EC (pha 1ml/bình 3 lít), Plutel 5EC (pha 1ml/1 lít nước). Phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát.

Đối với ruồi đục lá:

  • Khi mật độ cao có thể sử dụng luân phiên một số thuốc sau: Neem Nim (pha 30-50ml/16 lít nước), Radiant 60 SC (pha 60g/1 lít nước).

Đối với rầy mềm:

  • Có thể sử dụng các loại thuốc như: Movento 150 OD (pha 1ml /bình 1 lít), Neem Chili (pha 15ml/20 lít nước).

Đối với rầy phấn trắng:

  • Khi cần thiết có thể sử dụng luân phiên những loại thuốc sau: LK SET-UP 75WP (pha 10g/16 lít nước), Map Jono 700WP (pha 1g/10 lít nước). Phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều tối.

Đối với nhện đỏ:

  • Khi nhện đỏ xuất hiện nhiều, phun luân phiên những loại thuốc sau: Bihopper 270 EC (pha 8-16ml/16 lít nước), SK EnSpray 99EC (pha 80-120ml/16 lít nước). Chú ý phun thuốc vào sáng sớm, phun kỹ mặt dưới lá để đạt hiệu quả cao.

Đối với sâu xanh da láng:

  • Sâu có tính kháng thuốc mạnh vì vậy cần sử dụng luân phiên các loại thuốc sau: Bitadin WP (pha 10g/16 lít nước), Pesieu 500 SC (pha 1ml/1 lít nước).

Trên đây là những chia sẻ về các loại sâu hại phổ biến trên cây họ Cà mà Trà Đá Thủ Đô muốn gửi đến ban. Hãy bỏ túi và áp dụng ngay để có được những vườn rau như ý bạn nhé!

Nguồn: https://tradathudo.com
Danh mục: Làm Vườn

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *