Hướng dẫn tự chế hệ thống tưới phun mưa cho rau

Tự chế hệ thống tưới phun mưa cho rau được rất nhiều người ưa chuộng bởi có nhiều ưu điểm như không quá tốn kém chi phí, không tốn kém thời gian, cũng như có thể thỏa mãn thú vui tự chế hệ thống tưới phun mưa tại nhà. Nếu bạn đang muốn tìm kiếm niềm vui từ việc tự chế cho mình một hệ thống này thì Trà Đá Thủ Đô hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách tự chế hệ thống tưới phun mưa dễ dàng và ít tốn kém nhất.

Các bước thiết kế hệ thống tưới phun mưa tại nhà

Hướng dẫn tự chế hệ thống tưới phun mưa cho rau 1

Bước 1: Lập sơ đồ hệ thống tưới phun mưa cho vườn

Trước khi bắt tay vào việc lắp đặt hệ thống tưới phun mưa tại nhà cho vườn thì bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất, cần phải lập phác thảo sơ đồ về hệ thống. Từ hình dáng, diện tích khu vườn (có thể sử dụng máy toàn đạc điện tử hoặc máy kinh vĩ quang cở để đo đạc địa chính) đến vị trí các đầu béc,… Nếu như khu vườn của bạn có diện tích không quá lớn thì ta có thể đơn giản hóa bằng cách sử dụng máy định vị cầm tay hoặc dùng thước để đo diện tích một cách thủ công.

Bạn Đang Xem: Hướng dẫn tự chế hệ thống tưới phun mưa cho rau

Bước 2: Liệt kê các thiết bị cần dùng cho hệ thống

Và để tiết kiệm thời gian, công sức cũng như đảm bảo cho các giai đoạn sau có thể tiến hành một suôn sẻ thì bạn sẽ cần một danh sách liệt kê các nguyên vật liệu, thiết bị cần dùng cho việc tự chế hệ thống tưới phun mưa tại nhà. Ở đây Trà Đá Thủ Đô sẽ đề xuất cho các bạn danh sách các thiết bị, nguyên vật liệu cần thiết nhất.

  • Bộ hẹn giờ điều khiển tưới tự động: Tác dụng chính là giúp bật và tắt hệ thống tưới một cách tự động vào các khung giờ một cách chính xác trong ngày.
  • Bộ màn lọc: Đóng vai quan trọng như một tấm màn chắn. Giúp ngăn chặn bụi bẩn, đất cát từ môi trường, các tạp chất từ nguồn nước từ đó hạn chế tình trạng tắc nghẽn béc tưới của hệ thống.
  • Ống dẫn nước: Ống dẫn nước chính chất liệu nhựa PE phi 16 và ống dẫn phụ chất liệu PE phi 4.
  • Các loại đầu tưới phun mưa mà hệ thống cần sử dụng. Việc quyết định loại đầu tưới nào còn phụ thuộc vào mục đích, diện tích, quy mô khu vườn.
  • Các loại co nối ống khác.
  • Có thể sử dụng thêm máy bơm nước để tăng áp suất cho dòng chảy của nguồn nước khi sử dụng ở địa hình có áp suất thấp hoặc nguồn nước có lực chảy yếu.

Bước 3: Lắp thiết bị đầu nguồn

Bước tiếp theo chính là lắp bộ lọc nước với nguồn nước để bộ lọc có thể lọc được những cặn bẩn, đất cải và các chất lắng cặn. Nếu có sử dụng máy bơm tăng áp thì hãy kết nối bộ lọc với máy bơm. Sau đó lắp thiết bị hẹn giờ vào vòi nước.

Bước 4: Bố trí đường ống nhựa PE phi 16

Xem Thêm : Phân bố, ký chủ của một số loại rệp hại rau màu

Hướng dẫn tự chế hệ thống tưới phun mưa cho rau 2

Dẫn đường ống chính (PE phi 16) qua những khu vực muốn tưới cho cây. Nối một đầu của đường ống nhựa PE phi 16 vào đầu còn lại của thiết bị hẹn giờ. Đường ống dẫn nước có tiết diện càng bé thì lưu lượng nước chảy càng cao, dẫn tới nước phun ra từ béc tưới sẽ mạnh hơn.

Bước 5: Nối ống PE phi 4 từ ống PE phi 16 ra đầu tưới

Đục lỗ trên đường ống dẫn nước chính (phi 16) ở những vị trí muốn đặt đường ống phụ. Sau đó gắn đường ống phụ vào các vị trí mà các vị trí muốn tưới. Sau khi đã lắp đặt hoàn thành, gắn chốt bít ống vào vị trí cuối cùng của đường ống.

Bước 6: Cài đặt thời gian cho hệ thống tưới

Bước cuối cùng chính là trong quá trình lắp đặt chính là cài đặt thời gian trên thiết bị hẹn giờ và cho chạy thử hệ thống. Nếu phát hiện lỗi thì cần xem lại các bước trong quá trình lắp đặt hệ thống. Còn nếu hệ thống hoạt động một bình thường thì việc lắp đặt đã thành công và có thể sử dụng cho công việc tưới tiêu hằng ngày.

Lưu ý khi lắp đặt hệ thống tưới rau tại nhà

Xem Thêm : Tìm hiểu chung về các loại hạt giống mướp

Hướng dẫn tự chế hệ thống tưới phun mưa cho rau 3

Để hệ thống tưới rau được vận hành một cách hiệu quả, trơn tru nhất thì ta cần chú ý một số điểm sau:

  • Kiểm tra kĩ lưỡng nhu cầu tưới nước của cây trước khi bắt tay vào thực hiện hệ thống tưới phun mưa.
  • Thường xuyên kiểm tra hệ thống tưới để khắc phục những sự cố ngoài ý muốn giúp cho hệ thống có thể hoạt động với mức hiệu quả cao nhất.
  • Vệ sinh hệ thống thường xuyên để hạn chế tình trạng tắc nghẽn nguồn nước.
  • Cũng như cần có sự lựa chọn những thiết bị, nguyên vật liệu và dụng cụ với chất lượng tốt nhằm đảm bảo sự ổn định của hệ thống.
  • Việc sử dụng nguồn nước sạch sẽ đảm bảo duy trì tuổi thọ của hệ thống tưới phun. Sử dụng nguồn nước sạch có thể giúp ta tiết kiệm thời gian việc phải thay thế máy lọc nước, béc tưới,… Sử dụng nguồn nước sạch còn đảm bảo cây trồng không bị nhiễm bệnh.

Lời kết

Qua bài viết trên, Trà Đá Thủ Đô hi vọng các bạn đọc có thể đã trang bị cho mình những kiến thức cần thiết cho việc tự chế hệ thống tưới phun mưa tại nhà. Nếu bạn đang tìm kiếm cho khu vườn của mình một hệ thống tưới phun hay đang muốn tìm kiếm những thiết bị rồi tự tay mình lắp đặt cho khu vườn của mình thì Trà Đá Thủ Đô chính là nơi bạn đang tìm kiếm.

Xem thêm: Tất tần tật về tưới phun mưa cho rau


Tham khảo: bancongxanh.com

Nguồn: https://tradathudo.com
Danh mục: Làm Vườn

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *