Table of Contents
Pha trộn thuốc bảo vệ thực vật là pha chung 2 hoặc nhiều loại thuốc để phòng trừ một hoặc nhiều sâu bệnh hại cây trồng.
Khi pha các loại thuốc bảo vệ thực vật bà con cần nắm vững một số nguyên tắc những loại thuốc nào có thể pha chung, loại nào pha trước, loại nào pha sau.
Bạn Đang Xem: Hướng dẫn pha thuốc trừ sâu bệnh đúng cách
Nếu pha trộn không đúng loại hoặc pha không đúng thứ tự có thể làm mất tác dụng của thuốc. Vì vậy, trong bài viết này Trà Đá Thủ Đô sẽ chia sẻ cách pha thuốc bảo vệ thực vật đúng cách nhé!
1. Lợi ích của việc pha trộn thuốc bảo vệ thực vật
– Để mở rộng phổ tác dụng: Thường pha chung thuốc trừ sâu với thuốc trừ bệnh để chỉ cần phun 1 lần phòng trừ được cả sâu và bệnh. Pha chung thuốc trừ cỏ hòa bản với thuốc trừ cỏ lá rộng để cùng một lúc diệt được nhiều loại cỏ.
– Để tăng hiệu lực phòng trừ. Khi pha chung các loại thuốc có thể bổ sung tác dụng cho nhau sẽ làm tăng hiệu lực phòng trừ, nhất là khi sâu bệnh đã phát sinh nhiều cần phải ngăn chặn ngay.
Từ 2 mục đích trên, việc pha hỗn hợp thuốc đưa đến lợi ích chủ yếu là giảm được số lần phun thuốc mà hiệu quả phòng trừ dịch hại vẫn cao.
2. Những lưu ý khi pha trộn thuốc bảo vệ thực vật
NGUYÊN TẮC 1
Đổ nhiều nước vào bình hoặc phuy trước khi pha thuốc. Hòa riêng từng loại, rồi mới đổ từng loại một vào bình hoặc phuy.
NGUYÊN TẮC 2
Thuốc dạng bột hay dạng hạt (ký hiệu WG, HHN) hòa vào nước trước, thuốc dạng nước hòa sau, phân bón lá hòa riêng rồi đổ vào cuối cùng.
NGUYÊN TẮC 3
Khi hỗn hợp các dạng thuốc nước thì thứ tự như sau: Dạng chế tác SC (huyền phù) cho trước đến dạng OD (dầu sinh học) và cuối cùng là EC, ND, SL.
NGUYÊN TẮC 4
Xem Thêm : Ưu và nhược điểm của phương pháp tưới phun mưa cho rau
Gốc carbamate kim loại trừ bệnh không nên hỗn hợp với thuốc trừ bệnh gốc kháng sinh
Một số Carbamate kim loại: hoạt chất Propineb (Antracol), Mancozeb (Dithane M45), Zineb (Zineb xanh), Ziram (Ziflo), Fosetyl-Aluminium (Aliette),…không nên phối với chất kháng sinh như h/c Streptomycin, h/c Validamycin, Kasuran, Kasumin, Avalon, Lobo,…
NGUYÊN TẮC 5
Các loại thuốc gốc Cu như Coc 85, Norshield, Cuproxat, Champion, Champp, Kocide có thể phối hợp các hoạt chất khác, ngoại trừ hoạt chất Fosetyl-Aluminium, Chlorpyrifos, kháng sinh, phân bón lá. Còn CuSO4, Coc85, Bordo (Booc Đô) chỉ nên phun riêng.
NGUYÊN TẮC 6
Chỉ nên phối các thuốc trừ sâu hoặc trừ bệnh có cơ chế tác động khác nhau, đối tượng phòng trị khác nhau. Không nên phối các thuốc có cùng cơ chế tác động hoặc cùng đối tượng phòng trị.
Ví dụ
1/Thuốc trừ sâu: thuốc trừ sâu (miệng nhai) + thuốc trừ nhện, rệp sáp (miệng chích hút), thuốc tiếp xúc, xông hơi, vị độc, chống lột xác, thuốc làm co cơ, thuốc làm ung trứng với thuốc gây độc thần kinh.
2/Thuốc phòng trừ bệnh: thuốc phòng bệnh (hoạt chất Carbendazim, Propineb, Mancozeb, Zineb, Thiophanate (Topsin-M, Toplaz),…) với thuốc có đặc tính lưu dẫn trị bệnh (Tilt Super, Nativo, Rampart, Anvil, Score, Sumi-Eight, Amistar, Encolecton,….)
NGUYÊN TẮC 7
Thuốc trừ sâu rầy có thể phối với thuốc trừ bệnh, chất điều hòa sinh trưởng và phân bón lá NPK – trung vi lượng, nhưng phân bón lá nên sử dụng loại có hàm lượng các chất thấp hoặc pha ở liều lượng thấp.
Thuốc phòng bệnh (tiếp xúc, nội hấp) có thể phối với phân bón lá NPK- trung vi lượng, thuốc điều hòa sinh trưởng (Atonik, Comcat, Dekamon, GA3, Auxin, Cytokynin, Paclobutrazol, Ethrel) nhưng phân bón lá sử dụng liều thấp hay phân bón lá có hàm lượng các chất thấp khi cây chưa biểu hiện triệu chứng bệnh (phun phòng).
Thuốc trị bệnh (lưu dẫn) hoặc khi cây có biểu hiện bệnh (phun trị) thì không nên phối hợp phân bón lá.
NGUYÊN TẮC 8
Xem Thêm : Cách Bón Bã Cà Phê Cho Cây Đúng Cách, An Toàn và Hiệu Quả Nhất
Các loại thuốc khó phối hợp nhất khuyến cáo nên phun đơn: Ziflo (hoạt chất Ziram), Aliette (Fosetyl-Aluminium), Nano bạc, Coc85, Bordo, và các hợp chất có lưu huỳnh (S) là phân có đặc tính như thuốc phòng vi khuẩn FeSO4, CuSO4, ZnSO4.
NGUYÊN TẮC 9
Các thuốc do cùng một công ty trực tiếp sản xuất thường hỗn hợp dễ dàng với nhau. Các sản phẩm thuốc của công ty khác khi sử dụng nên lưu ý các điểm ở trên.
NGUYÊN TẮC 10
Thuốc dạng hạt (ký hiệu sau tên thương mại của sản phẩm là H, GR, G) thì không nên hòa nước phun.
NGUYÊN TẮC 11
Phối càng nhiều món hoặc không tuân thủ 10 nguyên tắc trên càng dễ dẫn đến hư thuốc (kết tủa, đổi màu, thu – tỏa nhiệt, sủi bọt, đóng ván) hoặc kém hiệu quả phòng trừ sâu bệnh.
Ngoài ra, còn số nguyên tắc phụ không thể liệt kê hết được. (vd: Ca, K, Cu dạng liên kết hữu cơ như K-humate, Cu-humate, Ca hữu cơ sao biển phối hợp với thuốc trừ sâu, trừ bệnh dễ hơn dạng ion Ca, ion K, ion Cu (hóa học)).
Còn thuốc cỏ chỉ nên phun đơn, hoặc kết hợp với phân bón lá dạng hữu cơ, chất điều hòa sinh trưởng, Acid Amin, Vitamin. Đối với thuốc cỏ sử dụng có tính chọn lọc cây trồng (lúa, ngô, đậu, hành, cà rốt).
3. Bảng các dạng thuốc bảo vệ thực vật
Dạng thuốc | Chữ viết tắt | Tính chất khi sử dụng |
Nhũ dầu | ND, EC | Thuốc ở thể lỏng, trong suốt. Dễ bắt lửa và cháy nổ, hòa tan trong nước. |
Dung dịch | DD, SL, L, AS | Hòa tan trong nước, không chứa chất hóa sữa. |
Bột thấm nước | BTN, WP, SP, DF, WDG | Dạng bột mịn, phân tán trong nước thành dung dịch huyền phù. |
Huyền phù | FL, FC, SC | Lắc đều khi sử dụng. |
Hạt | H, G, GR | Chủ yếu rải vào đất. |
Dạng sữa | EW | Lắc đều trước khi sử dụng. |
Thuốc bột | D, BR | Không tan trong nước. |
Hy vọng qua bài viết của Trà Đá Thủ Đô sẽ giúp bạn pha trộn thuốc bảo vệ thực vật đúng cách không gây mất tác dụng của thuốc. Chúc bạn có khu vườn xanh mướt sạch sâu bệnh.
>>>Cửa Hàng Bán Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Đầy Đủ, Uy Tín Tại Tphcm
>>>Phối Hợp Thuốc Bảo Vệ Thực Vật – Lợi Ích Pha Hỗn Hợp Thuốc
Tham khảo: vuonsaigon.vn
Nguồn: https://tradathudo.com
Danh mục: Làm Vườn