Cách phòng trừ sâu, bệnh hại thường gặp trên cây Dâu Tây

Để kiểm soát được tình trạng cây Dâu Tây bị sâu bệnh hại tấn công làm giảm năng suất và chất lượng trái. Hãy cùng Trà Đá Thủ Đô tìm hiểu những loại sâu bệnh hại thường gặp nhất qua bài viết này. Và cùng tìm cách phòng, trị bệnh cho cây Dâu Tây nhé.

Cach Phong Tru Sau Benh Hai Thuong Gap Tren Cay Dau Tay

Bạn Đang Xem: Cách phòng trừ sâu, bệnh hại thường gặp trên cây Dâu Tây

I. Các loại bệnh hại trên cây Dâu Tây

1. Bệnh đốm đen

Nguyên nhân: Bệnh do nấm Collectotrichum acutatum gây ra. Nấm bệnh lây lan nhanh do nước tưới, trời mưa nhiều hoặc do quá trình chăm sóc cắt tỉa và thu hái cũng như bón quá nhiều đạm.

Tác hại: Khi trái chín, xuất hiện những đốm tròn có màu nâu. Sau đó biến thành màu đen hoàn toàn. Nếu trái bị nhiễm bệnh trước khi chín thì toàn bộ trái sẽ bị đen và héo. Ngoài ra trong quá trình vận chuyển, tích trữ, nguồn bệnh vẫn tiếp tục lây lan làm cho trái bị hư hỏng nặng hơn.

Biện pháp phòng trừ:

Kiểm soát lượng phân đạm khi bón cho cây. Không bón quá liều.

Phun thuốc trừ bệnh Anvil, chế phẩm sinh học Pseudomonas

Vệ sinh vườn trồng thường xuyên, ngắt tỉa các bộ phận bị bệnh và tiêu hủy để tránh lây lan mầm bệnh.

Cach Phong Tru Sau Benh Hai Thuong Gap Tren Cay Dau Tay 6.jpg.png

2. Bệnh đốm đỏ

Nguyên nhân: Bệnh do nấm Mycosphaerella fragariae gây ra. Những bào tử ở cây bệnh có thể lây sang cây khỏe trong quá trình tưới cây hay trời mưa to. Khí hậu ấm và ẩm rất thuận lợi cho bệnh đốm đỏ phát triển.

Tác hại: Ban đầu trên lá xuất hiện những đốm tròn màu đỏ tía, có thể nhìn thấy trên bề mặt lá. Đốm tròn lan rộng từ 3-6mm. Ở giữa đốm có màu xám trắng, hoại tử, có quầng màu tím bao quanh đốm bệnh, ngoài ra còn có những đốm đỏ ở mặt dưới của lá nhưng màu nhạt hơn.

Biện pháp phòng trừ:

Phun thuốc trừ bệnh Anvil, chế phẩm sinh học Pseudomonas…

Vệ sinh vườn trồng thường xuyên, ngắt tỉa các bộ phận bị bệnh và tiêu hủy để tránh lây lan mầm bệnh.

Cach Phong Tru Sau Benh Hai Thuong Gap Tren Cay Dau Tay 2.jpg.png

3. Bệnh mốc xám

Nguyên nhân: Bệnh do nấm Botrytis cinerea gây ra lây lan nhanh bởi gió, nước; phát triển mạnh trong điều kiện độ ẩm không khí cao và bề mặt luống ẩm ướt. Nấm chủ yếu xuất hiện ở giai đoạn quả chín

Xem Thêm : Nhận biết nhện đỏ hại hoa hồng thông qua đặc điểm hình thái và sinh học

Tác hại: Biểu hiện đầu tiên là những đốm nâu sáng xuất hiện, sau đó lan rộng cả trái và phủ một lớp mốc xám. Hoa và trái non cũng có thể bị nhiễm bệnh và làm cho trái bị khô. Nhiệt độ tích trữ quả dâu tây đã thu hoạch càng cao thì mầm bệnh nhanh chóng lây lan.

Biện pháp phòng trừ: Phun thuốc trừ bệnh Ridomil Gold, aliette

Cach Phong Tru Sau Benh Hai Thuong Gap Tren Cay Dau Tay 4.jpg.png

4. Bệnh phấn trắng

Nguyên nhân: Bệnh do nấm Sphaerotheca macularis gây ra. Chúng phát tán bào tử rất nhanh. Loại nấm này thường gặp nhiều ở nhà kính và dàn che nilon hơn là canh tác ngoài trời. Nấm phấn trắng lây lan rất nhanh và gây ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng trái. Bệnh gây hại các giai đoạn sinh trưởng của cây nhưng ảnh hưởng nhiều ở thời kỳ cây đã ra hoa và kết trái.

Triệu chứng: Ban đầu vết bệnh xuất hiện một lớp bột trắng ở mặt dưới của lá. Lá bệnh có khuynh hướng cuốn tròn lên phía trên và để lộ mặt sau lá một lớp bột màu trắng. Những vùng bị nhiễm bệnh thường héo khô và chết.

Biện pháp phòng trừ: Phun thuốc trừ bệnh Anvil, Solo Top 50WP

Cach Phong Tru Sau Benh Hai Thuong Gap Tren Cay Dau Tay 3.jpg.png

5. Bệnh thối rễ

Nguyên nhân: Bệnh do nấm Pythium spp và nấm Fusarium. Nấm phát sinh mạnh trong điều kiện đất thoát nước kém, tổn thương do nhiệt độ thấp, sự mất cân bằng sinh dưỡng và ảnh hưởng bởi thuốc diệt cỏ.

Tác hại: Cây phát triển kém, thiếu sức sống, còi cọc. Lá bị đỏ từ ngoài rìa lá sau đó khô quắt rũ xuống và héo. Phần rễ cây thâm đen, ở giữa mạch lybe của trung trụ bị thối lan rộng dần. Thân cây bị bệnh cắt ngang thân phần gỗ lúc đầu chuyển sang màu nâu vàng, khi cây héo và chết vết thâm lan rộng hết phần lõi và chuyển sang nâu đậm.

Những cây bị bệnh thối rễ thường tạo điền kiện cho các loại nấm bệnh khác phát triển và gây hại cuống lá, lá và quả.

Biện pháp phòng trừ: Sử dụng thuốc trị tuyến trùng Tervigo. Xử lí đất trước khi trồng bằng Tinh vôi.

Kiểm soát hệ thống thoát nước tránh gây ngập úng.

II. Các loại sâu hại thường gặp ở cây Dâu Tây

1. Nhện đỏ

Chích hút nhựa làm cây phát triển kém, giảm năng suất, chất lượng quả giảm. Nhện thường ký sinh ở mặt dưới của lá.

Biện pháp phòng trừ:

– Cân đối lượng phân NPK giúp cây sinh trưởng tốt;

– Phòng trừ bằng thuốc trừ nhện Bihopper, Pesieu hoặc Chất Bám Dính Sinh Học Neem ChiLi.

2. Bọ trĩ, rầy rệp

Xem Thêm : Top 5 loại hạt giống rau cải phổ biến trên thị trường

Phá hoại búp lá, lá non, thân non, chích hút nhựa làm cây suy kiệt, sinh trưởng kém, giảm nụ hoa, giảm năng suất, phẩm chất kém.

* Biện pháp phòng trừ:

– Kiểm tra theo dõi phát hiện sớm và phòng trừ khi có triệu chứng bị hại.

– Dùng thuốc trừ rầy, rệp, bọ trĩ như thuốc Confidor, Yamida hoặc loại thuốc sinh học Radiant.

3. Sâu ăn tạp, sâu cuốn lá

* Sâu ăn tạp ký sinh trong phần gốc phá hoại chủ yếu vào ban đêm, ăn lá và phần thân non của cây.

* Sâu cuốn lá làm gãy cuống lá, ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây.

Biện pháp phòng trừ:

– Xử lý đất trước khi trồng cây con.

– Phòng trừ bằng thuốc trừ sâu như Confidor, Radiant, Neem Nim,…

–  Loại bỏ các tổ trứng sâu trên lá.

Lưu ý: Cách tốt nhất để giảm các loại sâu, bệnh hại cho cây dâu tây nên sử dụng phân bón hữu cơ:

– Giúp cải tạo đất, giữ ẩm, tăng độ phì nhiêu và tươi xốp cho đất.

– Giúp cây dâu tây tăng cường hấp thu các chất dinh dưỡng có sẳn từ đất.

– Giảm sâu bệnh, giảm chi phí, giảm lượng phân bón hóa học.

– Sử dụng cây giống từ vườn ươm sạch bệnh.

– Nên sử dụng hệ thống thoát nước tốt trong mùa mưa và áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt.

Bên trên là những thông tin về sâu bệnh hại thường gặp trên cây Dâu TâyTrà Đá Thủ Đô muốn chia sẻ cho các bạn. Hãy cùng thực hiện để có được một vườn dâu khỏe, đẹp và có nhiều trái dâu căng mọng nhé.


Tham khảo: vuonsaigon.vn

Nguồn: https://tradathudo.com
Danh mục: Làm Vườn

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *