Table of Contents
Cách nấu chè khoai lang ngon, dẻo mềm sẽ dễ dàng nếu bạn làm theo công thức mà chúng mình giới thiệu ngay sau đây. Chè khoai lang hấp dẫn bởi từng miếng khoai dẻo, ngọt bùi. Ngoài ra, sự kết hợp hài hòa của nhiều nguyên liệu khác nhau tạo nên vị thanh mát đặc trưng, hấp dẫn nhiều thực khách.
Bạn Đang Xem: Cách nấu chè khoai lang thơm, ngọt bùi đậm chất Huế
Bên cạnh hiệu quả giải nhiệt, chè khoai lang còn được nhiều người yêu thích bởi có công dụng tốt cho sức khỏe hay nhu cầu giảm cân. Đây là món chè rất quen thuộc trong văn hóa ẩm thực Việt. Vì vậy, bạn có thể “bỏ túi” ngay 7 công thức chế biến chè “ngon thần sầu” dưới đây! Cùng chúng mình xem ngay bạn nhé!
Cách nấu 7 món chè khoai lang phổ biến đơn giản
1. Chè khoai dẻo
Chuẩn bị nguyên liệu:
Nguyên liệu để thực hành cách nấu chè khoai lang dẻo bao gồm: khoai lang ruột tím, khoai lang ruột vàng, khoai lang ruột trắng (mỗi loại 100g), bột năng (150g), nước cốt dừa, đường, sữa, mè rang.
Sơ chế nguyên liệu:
Khoai rau khi mua về đem rửa sạch:
Bước 1: Cắt khoai thành từng khoanh nhỏ rồi đem đi hấp chín. Sau khi chín, dùng muôi giã nhuyễn khoai. Sau đó cho bột năng vào nhồi đến khi có được hỗn hợp dẻo mịn. Vo tròn phần khoai đã giã thành những viên nhỏ. Cuối cùng, bạn luộc các viên khoai này đến khi chín, vớt ra bát nước đá.
Bước 2: Nước cốt dừa đem đun với một lượng đường vừa đủ. Sau khi nước sôi thì cho 20g bột năng vào hòa khuấy đều đến khi sánh lại. Khi nước sôi lại, bạn tiếp tục cho những viên khoai vào nồi và nấu 1 lần nữa. Sau khi sôi thì tắt bếp.
Hoàn thiện thành phẩm:
Khi chè nguội, bạn chỉ cần múc ra bát, ăn kèm với đá bào và mè rang. Chỉ như vậy thôi nhưng món chè bùi bùi, ngọt ngọt chắc chắn sẽ khiến bạn mê mẩn.
2. Chè khoai lang đậu xanh
Chuẩn bị nguyên liệu:
2 củ khoai lang, 100g đậu xanh đã tách vỏ, 5 muỗng canh bột sắn dây, 7 muỗng canh đường vàng, 1 ít muối.
Sơ chế nguyên liệu:
Đậu xanh đem vo sạch sau đó ngâm khoảng 2 – 3 giờ để đậu nở ra và có độ mềm. Sau đó, bạn vớt đậu ra để ráo nước. Khoai lang rửa sạch, bào vỏ, sau đó cắt thành từng khúc nhỏ vừa ăn. Sử dụng 1 thau nước có hòa với 1 ít muối, ngâm khoai trong nước khoảng 15 phút để bớt nhựa sau đó để ráo nước.
Bột sắn cho vào chén sau đó cho thêm 150ml nước rồi khuấy đều đến khi bột tan.
Các bước chế biến:
Bước 1: Cho phần khoai lang, đậu xanh vào nồi, sau đó cho thêm 1/3 muỗng cà phê muối, 1 lít nước. Đun sôi trên bếp, lưu ý nên đun ở lửa vừa.
Bước 2: Khi chè sôi, bạn liên tục vớt lớp bọt phía trên. Sau khoảng 10 phút, cho 7 muỗng canh đường vào và khuấy đều.
Bước 3: Cho toàn bộ hỗn hợp bột sắn vừa sơ chế vào. Sau đó khuấy đều đến khi chè sánh lại thì tắt bếp.
Một số lưu ý trong lúc chế biến:
Nếu bạn không có sẵn bột sắn dây, bạn có thể thay thế bằng bột bắp hoặc bột năng.
Hoàn thiện thành phẩm:
Khi chè chín, bạn múc ra bát và thưởng thức sẽ cảm nhận được vị thơm, bùi bùi, khoai lúc này chí mềm, có vị ngọt nhẹ. Đây chắc chắn sẽ là món chè được cả nhà yêu thích.
3. Chè khoai lang đậu đen
Chuẩn bị nguyên liệu:
Xem Thêm : Top 5 món chè ngon không nên bỏ qua tại Huế
4 củ khoai lang, 100g đậu đen, 100ml nước cốt dừa. 240g đường vàng, ½ muỗng cà phê muối.
Sơ chế nguyên liệu:
Khoai mua về, bào sạch bỏ và rửa sạch, sau đó dùng dao cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn.
Đậu đem nên ngâm trong vòng 6 – 8 tiếng để đậu nở và mềm hơn.
Các bước chế biến:
Bước 1: Lấy đậu đen cho vào nồi cơm điện cùng với 500ml nước và ½ muỗng cà phê muối. Bật chế độ nấu như nấu cơm. Sau khi chín, chắt phần nước ra tô riêng, sau đó cho 240g đường vào nồi và khuấy đều cho đậu thấm ngọt. Lúc này, bật thêm chế độ nấu 5 phút.
Bước 2: Sau đó, cho toàn bộ phần khoai đã sơ chế vào, cho thêm phần nước đậu đen vừa chắt rồi bật chế độ nấu 15 phút.
Bước 3: Khi hỗn hợp sôi trở lại, bạn nêm nếm vừa ăn và tắt bếp.
Hoàn thiện thành phẩm:
Sau khi chế biến xong, bạn cho chè vào ly, ăn kèm với nước cốt dừa. Trong những ngày hè nắng nóng, chè ăn kèm với đá bào, dừa khô sẽ trở nên hoàn hảo hơn rất nhiều.
4. Chè khoai lang nước cốt dừa
Chuẩn bị nguyên liệu:
2 củ khoai lang, 100ml nước cốt dừa, 5 muỗng canh bột khoai, 5 muỗng canh bột báng, 3 muỗng canh bột bắp, 165g đường cát, một ít muối.
Sơ chế nguyên liệu:
Khoai lang sau khi mua về, đem nạo phần vỏ bên ngoài, sau đó rửa sạch và cắt từng khúc vuông nhỏ. Các loại bột báng, bột khoai cho vào 2 tô riêng, sau đó ngâm với nước trong 30 phút để bột mềm ra.
Lấy 3 muỗng canh bột bắp pha với 230ml nước, sau đó khuấy đều tay trong 5 phút để bột với nước hòa tan.
Các bước chế biến:
Bước 1: Khoai lang đem đi hấp chín, sau đó để nguội. Dùng 1 nửa khoai lang đã hấp tán nhuyễn. Phần còn lại ướp cùng với 50g đường trong 10 phút.
Bước 2: Hòa toàn bộ khoai tán nhuyễn với 800ml nước, 100ml đường và đun trên bếp lửa vừa. Khi nấu, bạn cho thêm bột khoai và bột báng vào, liên tục khuấy đều trong 10 phút rồi đun chè sôi.
Bước 3: Cho thêm 200ml hỗn hợp bột bắp vào và khuấy nhẹ. Sau đó cho tiếp phần khoai lang đã ướp đường vào. Đun sôi khoảng 10 phút thì tắt bếp.
Hoàn thiện thành phẩm:
Khi chè chín, bạn múc ra bát, cho nước cốt dừa lên trên và thưởng thức. Vị ngọt bùi của khoai, dẻo dai của bột báng và vị béo ngậy của nước cốt dừa tạo nên món chè vô cùng hấp dẫn.
5. Chè khoai lang bí đỏ
Chuẩn bị nguyên liệu:
1 củ khoai lang, 300g bí đỏ, 5 muỗng canh đậu xanh đã tách vỏ, 5 muỗng canh đậu phộng, 10 muỗng canh đường.
Sơ chế nguyên liệu:
Đậu phộng nên ngâm qua đêm để mềm hơn trước khi chế biến Đậu xanh ngâm trước khi nấu khoảng 2 – 3 giờ
Bí đỏ nên gọt vỏ, tách hạt và rửa sạch. Sau đó cắt thành từng khối vuông nhỏ vừa ăn. Khoai lang thực hiện tương tự như bí đỏ.
Các bước chế biến:
Bước 1: Cho vào nồi 1 lít nước, sau đó cho đậu phộng vào và luộc
Bước 2: Sau 5 phút, bạ cho thêm bí đỏ, khoai lang, đậu xanh vào. Khi nước sôi, hạ lửa và tiếp tục ninh khoảng 15 phút.
Bước 3: Cho thêm 10 muỗng canh đường vào, khuấy đến khi chè ngọt vừa ăn rồi nấu thêm khoảng 15 phút ở mức lửa nhỏ.
Xem Thêm : Mẹo hầm xương nhanh nhừ mà nàng dâu nào cũng cần biết
Yêu cầu thành phẩm:
Khi chè chín, phần khoai lang và bí đỏ sẽ quyện vào nhau tạo nên một hỗn hợp đặc quánh. Món chè này có thể thưởng thức nóng hoặc lạnh đều rất thơm ngon.
6. Chè khoai lang gừng
Chuẩn bị nguyên liệu:
2 củ khoai lang, 1 củ gừng và 60g đường phèn
Sơ chế nguyên liệu:
Khoai lang sau khi mua về, đem gọt vỏ và rửa sạch, sau đó cắt thành từng khói vừa ăn.
Gừng gọt vỏ và cắt thành từng khúc nhỏ, sau đó đập dập.
Các bước chế biến:
Bước 1: Đun sôi 1 nồi nước trên bếp. sau đó cho khoai lang và gừng vào tiếp tục đun đến khi sôi.
Bước 2: Trong quá trình nấu, bạn mở hé vung. Khi khoai chín thì cho đường phèn vào, nấu đến khi đường tan hết thì tắt bếp.
Một số lưu ý trong lúc chế biến:
Bạn nên cho một lượng gừng vừa đủ, không nên cho quá nhiều vì nó có thể gây nên tình trạng đầy bụng, ợ hơi hay luôn có mùi gừng trong miệng.
Hoàn thiện thành phẩm:
Mòn chè khoai lang gừng vừa thơm ngon bởi vị bùi bùi, ngọt ngọt của khoai, kèm theo đó là vị cay nhẹ của gừng. Món ăn này có thể ăn nóng hoặc lạnh đều để lại dư vị rất khó quên.
7. Chè khoai lang hạt sen
Chuẩn bị nguyên liệu:
1 củ khoai lang, 2 củ nhỏ khoai tây, 80g hạt sen, 30g hạt báng, gia vị (đường, muối).
cách nấu chè hạt sen đường phèn – daotaobeptruong
Sơ chế nguyên liệu:
Khoai lang và khoai tây sau khi mua về đem rửa sạch, nạo vỏ và cắt thành từng miếng vuông. Vừa cắt, bạn vừa ngâm vào nước để tránh khoai bị đen. Hạt sen nên ngâm khoảng 8 tiếng trước khi sơ chế. Nếu bạn sử dụng hạt tươi thì có thể bỏ qua công đoạn này.
Hạt báng ngâm nước lạnh sau đó để ráo nước.
Các bước chế biến:
Bước 1: Hầm toàn bột hạt sen với nước hòa thêm 1 ít muối. Sau khi hạt sen có độ mềm thì cho khoai vào. Trong lúc này, bạn có thể cho thêm 1 vài lát gừng để chè có vị ấm hơn.
Bước 2: Khi phần khoai và hạt sen đã mềm thì cho phần hạt báng, nước cốt dừa và đường nâu vào. Nấu khoảng 5 phút thì tắt bếp.
Hoàn thiện thành phẩm:
Món chè khoai lang hạt sen có vị thơm của gừng, vị bùi bùi của hạt sen và khoai lang. Đây vừa là món ăn giải nhiệt, vừa chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe.
Một số lưu ý khi làm và thưởng thức chè khoai lang
– Chọn mua những củ có bề ngoài không bị nứt. Khoai ngon cầm trên tay thấy cứng, nặng. – Xem kĩ bề mặt bên ngoài của khoai, tránh những củ có màu đen, bị rỗ. Bởi đây là dấu hiệu của những củ hỏng, có mùi. – Nên chọn những củ dáng tròn hoặc thuôn dài, tránh những củ bị lõm. – – – – Không nên chọn củ quá nhỏ vì nó sẽ có nhiều xơ.
– Khi làm chè khoai lang bột năng, chè khoai lang tím dẻo,… bạn có thể ăn nóng hay đá tùy thích. Ngoài ra, bạn có thể ăn kèm với trân châu, vừng rang, đậu phộng, nước cốt dừa để tăng thêm vị hấp dẫn của món ăn.
Chè khoai lang là món chè rất bình dị, quen thuộc, qua từng cách chế biến khác nhau, món ăn này để lại nhiều dư vị khó quên, chinh phục cả những thực khách khó tính nhất. Trong những ngày hè nắng nóng, chế biến chè khoai lang được xem là lựa chọn lý tưởng để vừa giải nhiệt, vừa tốt cho sức khỏe của gia đình. Hy vọng những chia sẻ trên của chúng mình sẽ giúp bạn dễ dàng chế biến món chè thơm ngon trong gian bếp nhà mình!
Khiếu lại bản quyền hãy liên hệ với tôi
Nguồn: https://tradathudo.com
Danh mục: Ẩm Thực